Cám ơn cháu
Bùi Thị Thu Hà.
Tháng 8/2018
này Bác sẽ về để sửa soạn lễ khai giảng khóa đầu tiên cho Đại Học Y Khoa Phan
Châu Trinh vào dịp Sinh Nhật của Bác (8/9). Thế là Bác sống trọn 84 năm, bước
lên năm thứ 85 tuổi đời để phá thêm 1 kỷ lục là người cao niên nhất thế
giới nhậm chức Khoa Trưởng Y Khoa đến 4 lần.
Lần đầu tiên Bác được nhà nước bổ nhiệm chức Khoa Trưởng Y Khoa Huế năm 33 tuổi. Thời điểm đó cả nước chỉ có 2 khoa trưởng Y Khoa: GS. Hồ Đắc Di ngoài Hà Nội và GS. Phạm Biểu Tâm trong Sài Gòn. Cả 2 ông đã ngoài 60 và đều là người Huế. Hồi đó sự kiện chàng trai Hà Nội tuổi tam thập vô/ra Huế làm Khoa Trưởng Y Khoa xứ Thần Kinh gây sốc lớn trong Y giới và nhất là những thực hiện táo bạo như Tổng Hợp Đông Tây Y, thay áo choàng Tây bằng Quốc Phục trong lễ tốt nghiệp bác sĩ, thay lời thề Hippocrates từ ngàn năm bằng lời Tuyên Thệ mới (do GS. Bùi Duy Tâm viết) đề cao Y Tổ VN Hải Thượng Lãn Ông. Bên ni dư luận báo chí trong Nam coi như một cuộc cách mạng trong Giáo Dục Y Học VN. Bên nớ Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng bộ trưởng Y tế MTGPMN khen là có tinh thần dân tộc. Nội Ngoại dòng họ Bùi Duy và các môn sinh phải ghi nhớ và hãnh diện được làm Con Em Cháu và Trò của GS.TS.BS. Bùi Duy Tâm.
--------------
Bạn Đoàn Đức Thắng, con trai BS.Đoàn Chí Thiện (Y Khoa Huế) sau
khi đọc quá trình 50 năm làm khoa trưởng 4 Đại Học Y Khoa của tôi (Huế, Minh
Đức, Tân Tạo và hiện nay là Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) lúc 2 giờ sáng, lại
miệt mài viết bức thư dài để khuyến khích tôi và yêu cầu tôi gửi để chia sẻ với
mọi người. Nhân tiện thấy tên một vài bạn trong bài báo cũ (nhờ BS. Hoàng Đại
May gửi cho các bạn có tên trong bài báo) nên cũng gửi để nhắc lại kỷ niệm một
thời rất xa xưa từ năm 1968 (đúng 50 năm: 1/2 thế kỷ). Cám ơn Thắng nhé!
Bùiduytâm
-----------------------
Kính gởi BS Bùi Duy Tâm,
Thắng phải kính nhờ BS Bùi Duy Tâm chuyển nội dung email này đến
với tất cả mọi người ở bên dưới. Thắng không thể gởi trực tiếp đến mọi người từ
email (thangplas888@gmail) bởi vì Thắng muốn trả
lời có phần đính kèm các file và phần nội dung viết bằng tiếng Việt phải có dấu
cho mọi người dễ dàng hiểu điều muốn nói.
Xin cám ơn BS Bùi Duy Tâm rất nhiều.
Đoàn Đức Thắng
Tp. HCM
------------------------
Xin kính chào tất cả mọi người !
Lời đầu tiên, cho phép tôi kính chúc tất cả mọi người luôn luôn
gặp được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này cũng như sẽ gặp được thêm
nhiều may mắn cho mình nữa!
May mắn ! hai từ này hẳn chúng ta thường mong mỏi một ngày nào
mình sẽ có được.
May mắn thay, đúng như vậy thật !
Trong thiển ý của tôi, chúng ta đã vô cùng may mắn khi gặp được
một con người đặc biệt nhất và cũng kỳ lạ nhất có cái tên là Bùi Duy Tâm !
Bây giờ đã hơn 2 giờ sáng rồi mà tôi chưa thể đi ngủ được sau khi
miệt mài xem cho hết tất cả các file đính kèm mà “cái thân già’ (như BS Bùi Duy Tâm đã tự nhận
cho mình) đáng kính có tên là Bùi Duy Tâm vẫn còn lưu giữ cho đến tận ngày hôm
nay như những chứng nhân của cuộc đời !
Kính thưa các Bác, các Chú, các Anh Chị và các Bạn !
Những trang sách bài báo mà hôm nay chúng ta vừa nhận được đã xa
xưa lắm rồi, những bằng chứng hiển nhiên của thời gian và năm tháng - những dĩ
vãng nhạt nhòa của năm, sáu mươi năm về trước một lần nữa hiển hiện ra trước
mắt tôi và có thể là một ai đó có một chút hiểu biết, thật vô cùng long lanh
như những giọt nước mắt cuộc đời.
Bùi Duy Tâm đã từng khóc chưa vì những điều mà Ông chưa làm được
sau những điều khác mà Ông đã thành công ?
Giọt lệ nào của Ông sau những vinh quang ngọt ngào cũng như những
đắng cay với cuộc đời ?
Chúng ta xúc động trào dâng lòng mình thay cho Ông khi đọc những
bài báo này và xem những tấm hình kia.
Cám ơn ông vì đã cho chúng ta rất nhiều bài học thật quý giá chỉ
trong vỏn vẹn trong 5,7 trang giấy đã ố vàng bởi thời gian và năm tháng. Chắc
gì chúng ta có được những bài học sâu sắc trong mấy mươi năm làm người nếu như
chưa đọc hết và hiểu cho hết về một con người có tên là Bùi Duy Tâm ?
Kính thưa các bạn trẻ,
ĐHYK Huế của những ngày xa xưa vào thập niên 1960 là quãng thời
gian ngôi trường đang còn rất phôi thai các bạn ạ !
Người đầu tiên bắt tay vào làm, mới chính là người gặp muôn vàn
khó khăn nhất, mới chính là người buộc phải đụng chạm nhiều nhất những trớ trêu
và cay đắng của thế thái nhân tình. Cái tuổi 30 hoặc 40 của chúng ta đã làm
được những điều tương tự như vậy hay chưa ? Một chàng trai của 51 năm về trước
(bây giờ chỉ mới tám tư thôi) đã làm được biết bao nhiêu điều ý nghĩa cho ĐH Y
Khoa Huế , cho ĐHYK Minh Đức vào trước năm 1975 và cho bây giờ nữa !
Bây giờ Ông đã ở cái tuổi “bát thập cổ lai hy”, tôi xin mạn phép
nói (nếu được cho phép): Ông xứng đáng được nghỉ ngơi và hưởng thụ như những
người bình thường khác trên cuộc đời này. “Làm chi nữa cho mệt xác, không ai
thương mình bằng mình, nghỉ đi là vừa”, “già lắm rồi, nói chẳng ra hơi nữa nói
chi đến làm”, “Công đã thành và Danh đã toại”, “Cầm kỳ Thi Hoạ” biết đủ
cả rồi còn ráng sức để làm gì nữa đây không biết !”...
Không, không phải Quý Vị ạ ! chúng ta có một cái “Duyên Lành” gặp
được một con Người có một suy nghĩ không giống như những suy nghĩ bình
thường như tôi vừa trình bày ở trên .
Quá khác lạ !. “Con tằm đến chết vẫn còn buông tơ”. Tơ để dệt nên
Đời, cho Đời đẹp hơn , cho người vui hơn “:
“Người trao chỉ nửa nụ cười
Sao ta lại mất một đời để quên...?”
Đời trao chỉ một cái Tên
Thì ta cần phải gieo thêm nụ cười
Trót sinh ra kiếp làm Người
Sao không dám đứng giữa trời chịu đau
Đau vì ngang trái bể dâu
Đau vì bao chuyện còn lâu mới thành
Tuổi già mới đó quá nhanh
May còn một chút tinh anh để nhờ
Đời còn “lắm mộng nhiều mơ”
Ta còn dệt mãi bài thơ cuộc đời !”
Ông vẫn còn làm và sẽ làm mãi không thôi mặc cho thời gian và năm
tháng thật quá vô tình vì đã làm già đi Bùi Duy Tâm ! một người vẫn còn mang
theo một nhiệt huyết tràn đầy và hai chữ “Chánh Tâm” ở cái tuổi 33 của mấy mươi
năm về trước.
Vị hiệu trưởng của ngôi trường ĐHYK Huế ngày xưa có còn nhớ chăng
dòng chữ thắm màu son trên những chiếc biểu ngữ (băng rôn, banderole, banner) do hàng ngàn sinh viên YK Huế tự
tay làm treo dọc trên những con đường đi về sân bay Phú Bài (Huế) để tiễn đưa Ông
trong một ngày chia tay đong đầy cảm xúc của năm 1971 ?:
“Người đã đến trong Gian Nguy và ra đi khi An Bình !”
- Gian Nguy là thời khắc ĐHYK Huế bị những người lãnh đạo ở Bộ y
tế VNCH đòi phải giải thể sau biến cố Mậu Thân 1968 (vì trường YK Huế nằm quá
gần vùng chiến sự).
- An Bình là bởi vì 3 năm sau, ngôi trường YK Huế vẫn còn đó và
không ngừng lớn mạnh cho đến ngày hôm nay.
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Duy Tâm ?”
lược dịch:
“Son phấn có hồn chôn vẫn hận
Văn chương vô mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời thôi hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Không biết ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai còn nhớ đến Ông ?”
“Đã sinh ra kiếp làm người
Sao không dám đứng giữa trời chịu đau
Thảo nào khi mới chôn Nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”
Tôi xin mạn phép mượn những câu thơ trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh
ký” của Đại Thi Hào Nguyễn Du để viết ra suy nghĩ mông lung của mình trong 4
câu thơ nằm nghiêng là như vậy .
Hẳn chúng ta muốn nói lời cám ơn và biết ơn với Ông mà chỉ như vậy
thôi thì có thể chưa “sòng phẳng” cho lắm với công lao và tâm huyết của một con
người tận hiến, của một đời người lo cái chuyện dệt tơ?
Một lời cám ơn với Ông thôi mãi mãi là chưa đủ như cuộc đời này
ông đã làm bao nhiêu điều ý nghĩa nhất cho vừa với lòng mình?
Kính chào tạm biệt !
Đoàn đức Thắng
---------------------
Trong một bức thư Thầy
Bùi Duy Tâm viết cho một cô cháu gái mà tôi may mắn có được như sau ;
“Lần đầu tiên Bác được nhà nước bổ nhiệm
chức Khoa Trưởng Y Khoa Huế năm 33 tuổi. Thời điểm đó cả nước chỉ có 2 khoa
trưởng Y Khoa: GS.Hồ Đắc Di ngoài Hà Nội và GS. Phạm Biểu Tâm trong Sài Gòn. Cả
2 ông đã ngoài 60 và đều là người Huế. Hồi đó sự kiện chàng trai Hà Nội tuổi
tam thập vô/ra Huế làm Khoa Trưởng Y Khoa xứ Thần Kinh gây sốc lớn trong Y giới
và nhất là những thực hiện táo bạo như Tổng Hợp Đông Tây, thay áo choàng Tây
bằng Quốc Phục trong lễ tốt nghiệp bác sĩ, thay lời thề Hippocrates từ ngàn năm
bằng lời Tuyên Thệ mới (do GS. Bùi Duy Tâm viết) đề cao Y Tổ VN Hải Thượng Lãn
Ông. Bên ni dư luận báo chí trong Nam coi như một cuộc cách mạng trong Giáo Dục
Y Học VN. Bên nớ Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng bộ trưởng Y tế MTGPMN khen là có
tinh thần dân tộc”
Những người tài, kiệt
xuất, yêu nước, sống vì nhân dân cho dân đều được dân tộc tôn vinh dù ở bất cứ
nơi đâu, bất cứ thời đại nào.
Tôi BS Hồ Đắc Duy
người may mắn là có diễm phúc có ông bác ruột là BS Hồ Đắc Di người khai sinh
dẫn dắt Trường Đại Học Hà Nội và một người thầy là GS Bùi Duy Tâm.
Tôi hy vọng Lịch sử sẽ
vinh danh hai vị ấy, GS Bùi Duy Tâm và BS Hồ Đắc Di.
Hậu duệ Hồ Đắc Duy Tông đồ 12, đời thứ 12
Học trò của thầy Tâm YK Huế khóa 6
No comments:
Post a Comment